Bùi Đăng Sinh – Một thi sĩ hóa thân vào…Nốt nhạc thơ

Ảnh: Internet
Khi đọc tập thơ: “Nơi đợi chờ nhau” của thi sĩ Bùi Đăng Sinh, nhà thơ Vũ Đình Minh đã có lời than: “Bẵng đi một thời gian dài không thấy xuất hiện. Những tưởng anh đã thôi hẳn nghiệp văn chương…” Nhưng với tôi (Lâm Quý) lại nghĩ khác: Thời gian bẵng đi ấy là thời gian thi sĩ Bùi Đăng Sinh “Hóa thân vào nốt nhạc thơ” (Bài “Xuất thần”).

Ông sinh tuổi Canh Thìn (1940) quê gốc Hà Tây, trưởng thành là một nhà giáo dạy Văn cấp III ở Vĩnh Phúc. Ông đã mang trong mình một nghề (dạy học) và một nghiệp thơ – văn. Thơ ông xuất hiện trên thi đàn Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX với bài “Đường tuần giáo Lai Châu” (1963) viết theo thể lục bát đăng báo Cứu Quốc được nhận giải thưởng và được nhà văn Nguyễn Tuân ghi lời khen “Chúc anh thi sĩ trẻ Bùi Đăng Sinh trẻ mãi với thơ hay, thơ mà càng hay thì tuổi đời càng trẻ lại…”
Hơn 40 năm thi sĩ Bùi Đăng Sinh đã “Hóa thân vào nốt nhạc…thơ” để có được 4 tập thơ dâng đời: “Nơi đợi chờ nhau” (NXB Lao động, 1994), “Tôi đi tìm tôi” (NXB Hội nhà văn, 1997), “Nhìn lại ngày mai” (NXB Lao động, 1998), “Thăm thẳm” (NXB Hội nhà văn, 2004)…và hàng chục bài khảo cứu văn nghệ dân gian vùng quê Vĩnh Phúc.
Thơ ông nặng tình và tràn cảm xúc một vùng quê xứ Đoài, tạo thành những mạch ngầm trong trẻo đưa người đọc vào cõi thơ mộng êm dịu của một miền quê châu thổ sông Hồng muôn thuở. Từ đó người gẩy lên những nốt nhạc tâm tình đồng cảm cùng thi sĩ.
Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc trân trọng giới thiệu.
Lâm Quý
Trích: Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét